TIN TỨC
icon bar

Một dòng chảy lớn mang dấu ấn của Thành phố anh hùng

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2025-05-20 08:02:04
mail facebook google pos stwis
112 lượt xem

NGUYÊN HÙNG / Thời báo Văn học Nghệ thuật

Có một dòng sông chảy mãi trong lòng thành phố – dòng sông của những con chữ lặng thầm, đôi khi dữ dội, đôi khi miên man như gió Sài Gòn tháng Tư. Nửa thế kỷ qua, từ ngày đất nước thống nhất, TP. Hồ Chí Minh bước vào một hành trình mới – và văn học nghệ thuật cũng thế, âm thầm kiến tạo nên một "ký ức mềm" cho đô thị sôi động bậc nhất này.

Văn học nghệ thuật không phải là tiếng pháo nhưng có thể đánh thức cả một vùng ký ức. Không phải là trống chiêng nhưng có thể ngân lên tiếng lòng của một thế hệ. Và những người viết hôm nay – dù là nhà văn tên tuổi hay người sáng tác trong những câu lạc bộ cơ sở – đều đang tiếp nối một mạch nguồn thiêng liêng được khơi dòng từ những ngày khói lửa, để hôm nay hóa thân thành thơ, văn, hội họa, âm nhạc – nối quá khứ với hiện tại, và mở ra tương lai.

Một dòng chảy lớn mang dấu ấn của Thành phố anh hùng

Từ sau ngày thống nhất đất nước, TP. Hồ Chí Minh không chỉ là đầu tàu kinh tế, mà còn là một trong những trung tâm văn hóa – văn học nghệ thuật quan trọng bậc nhất cả nước. Lớp lớp văn nghệ sĩ từ chiến khu trở về thành phố, cùng các thế hệ cầm bút mới từ mọi miền đất nước đổ về đây, tạo thành một “miền hội tụ” của cảm hứng sáng tạo.

Không khó để nhận ra tầm vóc và bản sắc riêng của văn học nghệ thuật TP.HCM: năng động, thời sự, dấn thân, đầy chất sống. Từ những trang văn hiện thực, đến những tác phẩm mang dấu ấn mạnh mẽ của thời kỳ hậu chiến, những tác phẩm khai thác sâu sắc đời sống đô thị…, cho đến những bài thơ đi ra từ chiến hào thành thị; từ các ca khúc vang vọng trên sân khấu thành phố đến những tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh phản ánh đời sống đô thị mới... tất cả làm nên một “khuôn mặt văn hóa” đặc sắc của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh."

Các Câu lạc bộ văn học – mạch nguồn bền bỉ trong lòng đô thị

Trong vai trò Trưởng ban các Câu lạc bộ Văn học của Hội Nhà văn TP.HCM, tôi có cơ hội tiếp xúc và đồng hành với hơn 30 CLB đang hoạt động sôi nổi tại các quận, huyện và TP. Thủ Đức. Đây là một lực lượng “ngoài biên chế chính thức” nhưng lại tạo nên sức sống đặc biệt của văn chương TP.HCM – nơi mà không ít tác giả đi lên từ sinh hoạt CLB, có tác phẩm chất lượng, được in sách, đoạt giải thưởng và trở thành hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, Hội Nhà văn Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy TPHCM tại một trong các lều thơ của các CLB tham gia Ngày Thơ Việt Nam năm 2025 - Ảnh: Nguyễn Hoàng

Đặc biệt, trong bối cảnh đời sống thị dân ngày càng nhộn nhịp, các CLB thơ – văn trở thành một “mái hiên sáng tạo” để người dân – đặc biệt là lớp người cao tuổi, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, nhà giáo – tiếp tục sống với đam mê. Không ít buổi sinh hoạt thơ thu hút hàng trăm người, có nơi như một ngày hội. Nhiều CLB phát hành đặc san, tổ chức ngày thơ, tổ chức giao lưu văn học liên tỉnh, xuyên biên giới. TP.HCM không chỉ là thành phố công nghiệp – thương mại – dịch vụ, mà còn là nơi nuôi dưỡng cảm xúc nghệ thuật, và các CLB chính là “mạch nguồn” nối dài dòng chảy ấy. Và cũng chính các CLB đã tạo nên sắc màu ấn tượng, góp phần không nhỏ làm nên thành công của Ngày Thơ Việt Nam tại TP.HCM trong suốt hơn 20 mùa Nguyên Tiêu vừa qua.

Website Văn chương TP. Hồ Chí Minh – nhịp cầu số giữa tác giả và công chúng

Trong thời đại số, nếu không có mặt trên không gian mạng, văn chương sẽ dễ bị hụt hơi trong cuộc đua truyền thông. Chính vì thế, Ban biên tập Website Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh (https://vanchuongthanhphohochiminh.vn/) đã không ngừng làm mới mình để trở thành một diễn đàn mở – nơi cập nhật các sáng tác mới, phê bình, thông tin văn nghệ sĩ, đặc biệt là giới thiệu tác giả trẻ, tác giả CLB cơ sở. Đặc biệt, tại website này, chúng tôi xây dựng được một “Thư viện tác giả” phong phú, sinh động và thuận tiện cho bạn đọc khi cần tìm hiểu, tra cứu online về một tác giả nào đó. Có nhiều trang kỷ yếu tác giả tại “Thư viện tác giả” thu hút được nhiều người xem, như trang kỷ yếu của cố GS.TS, nhà văn Bùi Mạnh Nhị đã có gần 60.000 views.

Mỗi tuần, trang web thu hút hàng chục ngàn lượt truy cập, có những bài viết thu hút hàng ngàn lượt xem. Sau 3 năm hoạt động, trang web của Hội Nhà văn TPHCM đã đạt hơn 20 triệu views. Từ đây, không ít tác giả tỉnh bạn, tác giả trẻ, người viết không chuyên, đã có cơ hội “cất tiếng nói” đầu tiên trên một diễn đàn có uy tín. Văn chương số không còn là khái niệm xa vời – mà là môi trường sống thực của sáng tạo hôm nay.

Giao lưu tác giả với chủ đề “Chúng tôi làm thơ và đánh giặc” trong Ngày thơ 2025. Ảnh: Nguyễn Hoàng


Một vài kiến nghị, đề xuất để tiếp nối mạch nguồn

Nhìn lại 50 năm, văn học nghệ thuật TP.HCM có quyền tự hào. Nhưng phía trước là một hành trình mới, đòi hỏi sự đầu tư, hỗ trợ và kết nối sâu hơn từ các cấp lãnh đạo, tổ chức nghề nghiệp và chính bản thân người sáng tạo. Tôi xin đề xuất một số gợi ý cụ thể:

1. Tăng cường hỗ trợ cho các Câu lạc bộ văn học cơ sở, xem đây là “vệ tinh sáng tạo” cần được nuôi dưỡng, phát triển bằng cả vật chất lẫn chính sách;

2. Thành lập Quỹ hỗ trợ sáng tác văn học TP.HCM, để khuyến khích các tác phẩm có chiều sâu phản ánh đời sống thành phố, đặc biệt là đề tài công nhân, đô thị hóa, đổi mới sáng tạo...;

3. Đầu tư cho hệ sinh thái số, bao gồm: các nền tảng văn chương điện tử, hội thảo online, không gian giới thiệu sách, thảo luận phê bình hiện đại, ứng dụng AI trong hỗ trợ người viết...;

4. Tôn vinh những cây bút “thầm lặng” ở cơ sở, bởi họ chính là người giữ lửa, kết nối cộng đồng, làm cho văn học nghệ thuật không chỉ ở hội trường, mà còn sống trong từng phường xã, ngõ phố.

Gieo hạt sáng tạo cho ngày mai

TP. Hồ Chí Minh là thành phố không ngủ – và văn học nghệ thuật cũng không nên “ngủ quên” trong những vầng hào quang quá khứ. Người nghệ sĩ hôm nay cần vừa là người sáng tạo, vừa là người kiến tạo không gian văn hóa mới. Chúng ta viết không chỉ để lưu lại ký ức – mà còn để gieo những mầm tư tưởng, cảm xúc cho một thế hệ sau.

Cũng như một câu thơ, một khúc hát, một truyện ngắn – khi chạm được vào trái tim con người, nó sẽ vượt qua cả thời gian, và trở thành tiếng nói của thành phố này.
 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một chỗ đứng cho văn chương - Tiếng nói nhà văn
Giữ được ngọn lửa văn chương – cũng là giữ lấy linh hồn của dân tộc.
Xem thêm
Nhớ những ngày quân ngũ
Nguồn: Tạp chí Sông Lam
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng: Nhớ một người thơ tử tế vừa ra đi
Tôi đánh giá Mẹ vào thơ là một bài thật hay trong chùm thơ vào loại hay của Nguyễn Duy Năng, có thể đàng hoàng vượt khỏi lũy tre làng đất Nghệ, để đến với bạn yêu thơ cả nước!
Xem thêm
Chú Năng... | Hồi ức của Thường Kha
Chú Năng ơi, tâm hồn trong sáng của chú – dù nói câu gì cũng chẳng có vẩn đục nào. Chú nói – chỉ để góp thêm tiếng cười, để nối dài những bữa rượu vui…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy những quầng sáng trong lam lũ, nhọc nhằn
Bài của nhà văn Sương Nguyệt Minh trên Văn nghệ Online.
Xem thêm
Nhà phê bình Vũ Nho: Tuổi bảy mươi vẫn ham đi tìm cái mới lạ
Những phát hiện mới của Vũ Nho trong công trình “Hồ Xuân Hương Thơ và đời”.
Xem thêm
Nguyên An, người cần mẫn viết chân dung – Tiểu luận của Vũ Nho
Mỗi người viết phê bình văn học có một cách thức, một con đường riêng đi vào thế giới văn chương. Có thể nói Nguyên An là một người thủy chung và có đóng góp quan trọng vào thể loại chân dung văn học.
Xem thêm
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng: Có nụ mừng nụ…
Nguồn: Trang web Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Để văn học Việt Nam cất cánh bay xa?
Bài trả lời phỏng vấn của “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam”
Xem thêm
Phùng Văn Khai - Gương mặt thứ 81!
Bài của Nguyễn Thanh Tú trên Website Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Làm thế nào để văn học Việt Nam vươn ra thế giới?
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Nghệ sĩ, khi đã chín
Nguồn: Tạp chí Tri thức
Xem thêm